Bài Đăng Mới

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ



I.  KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
1. Kỹ thuật chọn gà con
Có thể chọn gà con ngay lúc 1 ngày tuổi.
- Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình.
Đặc điểm ngoại hình cần chọn
Loại bỏ những con sau đây
Khối lượng sơ sinh lớn
Lông bông, tơi xốp
Bụng thon nhẹ, rốn kín
Mắt to, sáng
Chân bóng, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường
Hai mỏ khép kín
  • Khối lượng quá bé
  • Lông dính ướt
  • Bụng nặng, hở rốn
  • Hậu môn dính phân
  • Khoèo chân, Vẹo mỏ

- Chọn theo các đặc điểm nêu trên theo trình tự sau đây:
Bắt lần lượt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện các khuyết tật. Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại. Loại những con không đạt yêu cầu.
2. Kỹ thuật chọn gà hậu bị 
- Có hai thời điểm chọn:
Lúc 6 tuần tuổi.
Lúc 20 tuần tuổi.
-  Nguyên tắc chọn:  Dựa vào đặc điểm ngoại hình và khối lượng cơ thể.
- Những đặc điểm ngoại hình của gà mái hậu bị có khả năng 
đẻ tốt và đẻ kém:
Đặc điểm
Gà mái hậu bị tốt
Gà mái hậu bị xấu
Đầu
Rộng, sâu
Hẹp, dài
Mắt
To, sáng
Nhỏ, nhạt màu
Mỏ
Ngắn, chắc
Dài, mảnh
Mào và tích tai
Phát triển, tươi màu
Nhỏ, nhợt nhạt
Thân
Dài, sâu, rộng
Hẹp, ngắn, nông
Bụng
Phát triển, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng rộng
Kém phát triển, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng hẹp
Chân
Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn
Màu nhợt nhạt, thô ráp, ngón chân ngắn
Lông
Màu sáng, bóng mượt
Xơ xác, kém phát triển
Tính tình
Nhanh nhẹn
Dữ tợn hoặc uể oải
3. Kỹ thuật chọn gà mái đẻ 
Trong quá trình nuôi dưỡng gà mái đẻ cần chọn định kỳ để loại thải những cá thể đẻ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.
- Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình: Mào, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương hông, lỗ huyệt, bộ lông v.v....
- Những đặc điểm ngoại hình của gà mái đẻ tốt và đẻ kém:
Đặc điểm
Gà mái đẻ tốt
Gà mái đẻ kém
Mào và tích tai
To, mềm, màu đỏ tươi
Nhỏ, nhợt nhạt, khô
Khoảng cách giữa 2 xương háng
Rộng, đặt lọt 2-3 ngón tay
Hẹp, chỉ đặt lọt 1 ngón tay
Lỗ huyệt
ướt, cử động, màu nhạt
Khô, bé, ít cử động
Bộ lông
Không thay lông cánh hàng thứ nhất
Đã thay nhiều lông cánh ở hàng thứ nhất
Màu sắc mỏ, chân
Màu vàng của mỏ, chân nhạt dần theo thời gian đẻ
Màu vàng vẫn giữ nguyên
- Kiểm tra gà mái đẻ hay không
Muốn biết gà đang đẻ hay không thì kiểm tra khoảng cách giữa cuối xương lưỡi hái và xương háng:
II.  KỸ THUẬT NUÔI GÀ
1. Kỷ thuật nuôi gà con từ 0 – 4 tuần tuổi
1.1 Đặc điểm của gà con 
- Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do đó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường.
- Sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm bệnh.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu quả sử dụng thức ăn cao.
- Đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao.
1.2 Yêu cầu kỹ thuật  
- Nhu cầu dinh dưỡng cao
- Chế độ cho ăn: Ăn tự do cả ngày lẫn đêm.
- Nhiệt độ sưởi ấm: Trong 2 tuần đầu nhiệt độ sưởi ấm 32 - 35oC, sau đó giảm dần đến nhiệt độ tự nhiên.
- Phòng bệnh: Tiêm phòng vắcxin phòng một số bệnh cho gà con theo lịch tiêm phòng.
Lịch tiêm phòng 
Tuổi
Phòng bệnh
1 - 4 ngày đầu
Cho gà con uống thuốc bổ như vitamin B1, B- Complex.
7 ngày tuổi
Dùng vắcxin Lasota nhỏ vào mắt, mũi mỗi con 2 giọt để phòng bệnh gà rù và chủng đậu để phòng bệnh đậu.
10 ngày tuổi
Nhỏ vắcxin Gumboro để phòng bệnh Gum-bô-rô.
21 ngày tuổi
Nhỏ vắcxin Lasota và vắcxin Gum-bô-rô lần 2, kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn.
Các giống gà nội thả vườn đã có khả năng chịu đựng kham khổ và tính kháng bệnh cao, do đó nếu cho ăn uống đầy đủ và tiêm phòng đúng lịch, chắc chắn gà ta sẽ có tỷ lệ nuôi sống cao.
1.3 Nuôi úm gà con
Chuẩn bị chuồng trước khi đưa gà nuôi ( Quây gà, lồng úm)
- Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2 - 3m (tuỳ thuộc số lượng gà).
- Nếu số lượng gà con ít (dưới 50 con) có thể úm gà trong lồng úm.
- Lồng úm có thể làm bằng khung tre, gỗ, xung quanh được bao bằng cót ép hoặc gỗ.
- Kích thước lồng úm tuỳ ý. Có thể tham khảo các số liệu sau:
+ Chiều dài 1,0 - 1,2m
+ Chiều rộng 0,8 - 1,0m
+ Chiều cao 0,4m
-  Đáy lồng đặt cách mặt đất tối thiểu 0,3 - 0,4m.
- Vệ sinh và khử trùng lồng úm bằng phóc môn hoặc vôi bột.
- Độn chuồng : Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phoi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5 - 10 cm, hoặc giấy báo vào quây úm hoặc lồng úm.
Chuẩn bị chụp sưởi
- Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có công suất 60 - 100 W chụp có chao, treo cách đáy lồng 30 - 40 cm.
- Trước khi thả gà vào quây, lồng úm phải sưởi ấm chuồng trước vài giờ.
- Mật độ nuôi: Khoảng 40 -50 con/m2 nền.
- Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây úm trước khi đưa gà vào.
- Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50 cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.
- Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2 - 3 chiếc/100 con.
1.4 Các chú ý khi nuôi úm gà con 
- Mật độ gà trong quây
+ Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 50 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh. Mùa hè sau 2 tuần, mùa đông sau 3 tuần thì bỏ quây.
+ Cho uống nước sạch, pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%).
+ Cho gà uống nước trước khi cho ăn.
- Thức ăn
+ Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao.
+ Khi trộn thức ăn không được để quá 5 ngày.
+ Cho ăn ngô nghiền trong 1 ngày đầu để tiêu hết túi lòng đỏ còn lại trong bụng.
+ Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
-  Nước uống
+ Cho gà uống nước sạch, tốt nhất là nước sôi để nguội.
+ Thay nước uống mới đồng thời với thay thức ăn mới, mỗi ngày 4 - 6 lần.
- Chế độ chiếu sáng
Chỉ đủ ánh sáng để gà nhận thức ăn, nước uống.
- Sưởi ấm cho gà
+ Chụp sưởi để cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm cho gà tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà.
+ Quan sát đàn gà thường xuyên để biết được nhiệt độ trong chuồng có thích hợp hay không để kịp thời điều chỉnh:
Gà tụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.
Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng.
Gà nằm đều quanh chụp sưởi là gà đủ nhiệt.
2. Kỷ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ
2.1 Kỹ thuật và cách cho thức ăn
Gà mái được ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ. Có thể tham khảo số liệu sau:
- Tỷ lệ đẻ 40-50% thức ăn 100-110gam/con/ ngày.
- Tỷ lệ đẻ 50-55% thức ăn 115-120gam/con/ ngày.
- Tỷ lệ đẻ 60-65% thức ăn 125-130gam/con/ ngày.
- Tỷ lệ đẻ 65% trở lên thức ăn 135 gam/con/ ngày.
Sau khi tỷ lệ đẻ đạt đĩnh cao, giảm dần thức giảm dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 gam/con/ngày sau mỗi tuần.
Nếu có thể sử dụng cùng loại thức ăn cho cả gà trống và gà mái, nhưng cho ăn riêng bằng cách máng ăn gà trống được treo cao hơn máng ăn gà mái và máng ăn gà mái có chụp đậy sao cho chỉ có gà mái là chui đầu lọt.
Các giống gà ta nuôi chăn thả tự nhiên ở vườn rộng chỉ cần cho ăn thêm 30% thức ăn hổn hợp so với tổng lượng thức ăn mà gà yêu cầu.
Có thể tự phối trộn thức ăn cho gà trên cơ sở có đủ một số nguyên liệu.
Kinh nghiệm nhiều hộ chăn nuôi gà ta tự chế biến thức ăn cho gà ăn thêm như  sau (bình quân cho 1 gà đẻ):
- 0,1 kg tinh bột ( nửa ngô, nửa cám, hoặc sắn).
- 0,02 kg bột cá hoặc giun, tép.
- 0,05 kg rau xanh băm nhỏ.
Trộn đều cho gà ăn buổi trưa và buổi chiều (trước khi vào chuồng). Nếu được ăn như vậy, gà đẻ nhiều và ấp nở tốt.
Định kỳ 1 tháng một lần cho gà ăn thêm thóc mầm, bột vỏ trứng, vỏ cua…
Tự tạo thức ăn đạm động vật bằng cánh nuôi giun hoặc tự chế biến bột cá.
Trong vườn chăn thả, bố trí thêm máng ăn có khoáng: Bột đá, bột vỏ sò…
2.2 Quản lý đàn gà
- Chuồng nuôi
Chuẩn bị ổ đẻ trong chuồng: Số lượng ổ đẻ 5 mái/ổ.
Chuẩn bị ổ ấp nên xa ổ đẻ, tốt nhất ở khu vực khác để gà ấp và gà đẻ không tranh nhau ổ, làm vở trứng.
Ban ngày chăn thả hoàn toàn. Ban đêm nhốt, có chiếu sáng bổ sung cho đủ 14-16 giờ/ngày.
- Quan sát, theo dỏi đàn gà hàng ngày khi cho ăn
Quan sát đặc điểm ngoại hình của gà hàng ngày (màu lông, rụng lông, khối lượng, màu sắc mào…). Để biết được các thời gian đẻ khác nhau và các hiện tượng đẻ bất thường, từ đó thay đổi thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý.
Quan sát kích thước trứng, vỏ trứng. Nếu vỏ trứng mỏng và đẻ non thì phải bổ sung thêm khoáng canxi. Nếu trứng nhỏ hơn bình thường thì phải tăng thêm hàm lượng đạm và lượng thức ăn.
Có sổ sách ghi chép hàng ngày các số liệu thức ăn, thuốc thú y, số trứng đẻ, gà chết …để tính toán hiệu quả chăn nuôi.
- Thu nhặt trứng
Thu trứng ngày 2- 4 lần sáng và chiều.
Tránh trứng bị bẩn và dập.
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trứng, đựng trứng vào khay chuyên dụng hoặc rổ trấu, để đầu to quả trứng lên trên.
Các biện pháp tăng tỷ lệ đẻ đồng đều của gà
Ghép trống mái: Chọn những con đủ tiêu chuẩn giống để ghép đàn với tỷ lệ 1 trống trên 8- 10 mái. Tỷ lệ trống mái phải được điều chỉnh hợp lý trong quá trình nuôi
Cai ấp bóng: Với những gà mái đòi ấp mà không cho ấp thì cần áp dụng các biện pháp cai ấp như cho ăn đủ, nhốt nơi thoáng và nhiều ánh sáng hay gần lối đi lại để gà không thể ngủ yên, nhốt chung với gà trống có tính hăng…làm như vậy gà mái chóng quên ấp, mau đẻ lại.
Sau 4- 5 tuần (tuỳ thời tiết), tách con để gà mẹ sớm đẻ lại.
- Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.
Vệ sinh và thay lót độn chuồng thường xuyên.
Thay lót ổ đẻ, ổ ấp khi cần thiết để trứng sạch.
Ks Cao Quang Thông
Trung tâm ƯDKH và CGCN Nghi Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét